Theo đuổi đam mê kinh doanh của Giảng Viên Học Viện Lazada

Vì gia đình có truyền thống kinh doanh, anh Trần Tín kế thừa sự nghiệp của người thân, phát triển mô hình kinh doanh của gia đình nhờthương mại điện tử.

Trước khi đi sâu vào câu chuyện kinh doanh, bạn có đang tò mò về hình tượng Giảng viên Học Viện Lazada? – Họ chính là những Nhà bán hàng nhiệt huyết, với niềm “đam mê khởi nghiệp” kinh doanh online trên Lazada và “theo đuổi sự tự do” trong cuộc sống lẫn sự nghiệp kinh doanh.

Hãy cùng khám phá câu chuyện của Giảng viên Nguyễn Trần Tín để hiểu thêm về hành trình vươn đến thành công của một Giảng Viên Học Viện Lazada.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống kinh doanh, anh Trần Tín (TP.HCM) sớm kế thừa sự nghiệp của người thân. Điều khác biệt là anh đã đưa mô hình kinh doanh của gia đình phát triển lên tầm cao mới, mở rộng quy mô ra khắp cả nước nhờ ứng dụng linh hoạt thương mại điện tử.

Hiện, anh Trần Tín sở hữu một trong những gian hàng phụ kiện làm đẹp có kết quả kinh doanh nổi bật trên Lazada. Anh đồng thời là giảng viên của Học viện Lazada – nơi chia sẻ những kinh nghiệm bán hàng cho nhiều người muốn thành công trên nền tảng thương mại điện tử này. Để trở thành giảng viên tại Lazada, bên cạnh khả năng thuyết trình, sự tự tin, tương tác tốt với học viên, anh Tín còn có những am hiểu về lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Những kinh nghiệm từng trải giúp anh đưa ra lời khuyên thực tế dành cho các học viên.

bán hàng trên lazadaTrở thành Giảng Viên Học Viện Lazada là cảm hứng mạnh mẽ giúp anh không ngừng phát triển bản thân và cống hiến vì cộng đồng 

Trước khi phát triển gian hàng thương mại điện tử trên Lazada, anh Tín đã có điều kiện tiếp xúc sớm với ngành này khi du học Mỹ. Khi về nước, anh là freelancer (làm việc tự do) trong lĩnh vực phát triển thương hiệu. Song song đó, anh cũng tiếp quản công việc quản lý bán hàng trên website riêng của gia đình.

Năm 2015, thương mại điện tử bắt đầu nở rộ. Chứng kiến một số người bạn dịch chuyển thành công lên nền tảng thương mại điện tử, anh cũng nhen nhóm ý tưởng thử sức. “Tôi cảm thấy việc bán hàng trên website lúc bấy giờ khá thú vị, năng động. Dù kênh bán hàng trực tuyến của gia đình tôi không hề nhỏ và cộng tác với nhiều bên nhưng thương mại điện tử xuất hiện như mở ra một chân trời mới, khác biệt hoàn toàn”, anh Tín đánh giá.

Cuối năm 2017, anh Nguyễn Trần Tín quyết định đưa một phần gian hàng của mình lên Lazada, chuyên về các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp để tối ưu vận hành. Theo anh, ngành hàng này tuy không lớn như mỹ phẩm nhưng khá linh động.

Lúc này, anh vẫn duy trì song song hai hệ thống. Một thời gian sau, anh quyết định đóng hẳn cửa hàng trên website, tập trung vào thương mại điện tử. “Bán hàng trên website dù kiểm soát được giá, ít sự cạnh tranh nhưng lại không tiếp cận được nhiều khách hàng, trong khi với gian hàng trên thương mại điện tử tôi có thể tiếp cận khách hàng từ Hà Giang đến Cà Mau”, anh Tín lý giải.

kinh doanh 2
Khi mới tham gia thương mại điện tử, anh Tín cho biết, việc buôn bán khá thuận lợi vì chỉ cần đăng sản phẩm là có đơn hàng. Tuy nhiên, từ khi ngành này phát triển mạnh mẽ, nhiều nhà bán hàng tham gia, sự cạnh tranh gia tăng, anh nhận thấy cạnh tranh về giá cả không thích hợp. Do đó, anh tập trung vào việc tối ưu thời gian giao hàng nhằm gia tăng trải nghiệm của người mua.

Thông thường, với các đơn ngoại tỉnh, dù ở miền Bắc, anh sẽ cố gắng giao nhanh trong 2 ngày. Với đơn trong thành phố, nếu đặt trước 17h thì chỉ ngày hôm sau là khách hàng có thể nhận được.
Ngoài ra, để tạo sự hứng thú cho khách hàng, anh Tín còn thường xuyên tổ chức mini game, liên kết với KOLs quảng cáo sản phẩm của gian hàng. Anh cũng tích cực tham gia các chương trình dành cho nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử.

Vào đợt dịch cao điểm diễn ra hồi tháng 7, 8, 9 vừa qua, gian hàng của anh tăng trưởng mạnh. Doanh thu trong lễ hội mua sắm 9.9 tăng hơn 500% so với tuần trước đó. Thông thường tỷ lệ chuyển đổi tại gian hàng của anh là 5-7%, tức là cứ 100 người tiếp cận sản phẩm thì có 5-7 người quyết định mua hàng. Vào dịp 9.9, tỷ lệ này tăng gần gấp đôi, đạt khoảng 15%. Trong khi trên thế giới, tỷ lệ chuyển đổi trung bình của ngành là 2%, gian hàng của anh Tín đã đạt mức 12-15%.

kinh doanh 3

Chia sẻ về ví quyết kinh doanh, anh Tín cho biết: “Thay vì tập trung vào giá cả, tôi đầu tư về mặt hình ảnh, dịch vụ chăm sóc khách hàng để tạo được lượng khách hàng thân thiết. Tôi thường khuyên các học viên tập trung vào việc gia tăng trải nghiệm mua sắm cho người dùng để phát triển và tồn tại trên thương mại điện tử”. 

Mời bạn tìm đọc thêm các câu chuyện thành công của Nhà bán hàng Lazada tại đây

Về Học Viện Lazada

Học Viện Lazada được thành lập vào năm 2016, với sứ mệnh đào tạo kinh doanh chuyên nghiệp, hỗ trợ NBH trên Lazada làm chủ công cụ TMĐT và kinh doanh thành công. Trải qua hành trình phát triển, Học Viện Lazada trở thành “kho tàng” kiến thức về TMĐT với 38 giảng viên dày dạn kinh nghiệm, cung cấp hơn 60 chủ đề đào tạo và thu hút hơn 43.000 lượt NBH tham gia theo học.

Nhà bán hàng có thể tìm đọc thêm các bài viết về Học Viện Lazada tại đây, hoặc đón xem những bài giảng hữu ích tại:

Bài viết trước

Lazada ra mắt chiến dịch LazEarth Mang sản phẩm thân thiện môi trường đến gần hơn với người dùng Việt

Bài viết sau

Báo cáo Xu hướng Ngành hàng Bách hóa, Mẹ & Bé Tháng 4 - Cập nhật ngay

Bài viết liên quan