Tình trạng tắc biên – Nhà bán hàng làm sao đối phó?

Với 10 năm kinh doanh TMĐT, anh Đỗ Quang Huy chia sẻ một vài quan điểm cá nhân về vấn đề tắc biên và các để đối phó với tình trạng nhức nhói này.

Góc nhìn của anh Đỗ Quang Huy – Giảng Viên Học Viện Lazada

Anh Quang Huy chia sẻ về cách đối phó với tình trạng tắc biên

Với 10 năm kinh doanh thương mại điện tử, anh Đỗ Quang Huy chia sẻ một vài quan điểm cá nhân về vấn đề tắc biên. 

Để tìm được cách giải quyết tình trạng tắc biên, trước hết Nhà bán hàng cần hiểu được nguyên nhân xảy ra tình trạng tắc biên, đặc biệt là chuỗi ngày bị tắc biên nửa đầu năm 2022.

1. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng tắc biên năm 2022: Hàng hóa ùn ứ tại cửa khẩu, không thông quan được vì:

  • Trung Quốc kiên trì chính sách “Zero COVID”, áp dụng các biện pháp mạnh chưa từng có để phòng chống dịch bệnh.
  • Trong khi đó, năng lực bốc dỡ có phần hạn chế, số lao động đã trở lại vẫn trong thời gian cách ly.
Tình trạng tắc biên - Nhà bán hàng làm sao đối phó? (1)

Thời gian qua, chiến lược “Không COVID-19” đã cho phép kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tăng trưởng dương trong khi các nền kinh tế lớn khác đều sụt giảm trong năm 2020. Kinh tế công nghiệp của Trung Quốc không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các đợt bùng phát giai đoạn cuối năm 2021, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ ở nước ngoài”

Khi nào Trung Quốc từ bỏ chính sách “ Zero COVID”?

Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ sớm từ bỏ chiến lược “Không COVID”. Khả năng cao, trong tương lai gần có thể tình trạng ùn tắc hàng hóa sẽ tiếp tục diễn ra nếu dịch chưa được kiểm soát tốt.

Một số nguyên nhân tham khảo thêm:

  • Số lượng hàng hoá vận chuyển dịp lễ tết lớn: Vào các dịp lễ tết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa về Việt Nam cao hơn ngày thường rất nhiều. Tuy vậy, số hàng cần vận chuyển về Việt Nam có thể đi qua một tuyến đường duy nhất. Việc các xe chở hàng lớn cùng dồn về một tuyến đường sẽ gây ra tình trạng ùn tắc kéo dài, hàng hoá có thể bị kẹt nhiều ngày hoặc hàng tháng.
  • Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt tại các cửa khẩu dịp cuối năm: Dịp cuối năm, các cơ quan sẽ kiểm soát chặt chẽ hàng hóa tại các cửa khẩu nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái. Chính vì thế, các thủ tục thông quan cũng khó khăn hơn nhiều so với ngày thường.
  • Các chính sách thông quan thay đổi: Khi nhà nước thay đổi chính sách thông quan, quy trình kiểm tra và phê duyệt qua cửa khẩu có sự thay đổi. Nhiều mặt hàng không đủ điều kiện thông quan sẽ bị giữ lại. Điều này gây cản trở giao thông, dẫn đến tình trạng tắc biên.
  • Dịch bệnh hoành hành: Tình hình dịch bệnh hoành hành cũng sẽ gây ra tình trạng tắc biên. Bởi lúc này, 2 nước sẽ thắt chặt thông quan để đảm bảo dịch bệnh không lây lan rộng.
  • Giữa mùa nông sản: Vào mùa vụ, các xe container chở hàng nông sản đổ về cửa khẩu rất nhiều. Chính vì thế, quá trình thông quan cũng chậm lại.
  • Tắc biên khi vận chuyển hàng giữa mùa thiên tai, lũ lụt: Các yếu tố khác như lũ lụt, thiên tai… ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng tắc biên bởi việc vận chuyển trong thời gian này vô cùng khó khăn.

2. Lịch sử tắc biên

  • Năm 2018: tắc biên tháng 2.
  • Năm 2019: tắc biên tháng 3, tháng 10.
  • Năm 2020: tắc biên tháng 3.
  • Năm 2021: tắc biên cuối năm.
Tình trạng tắc biên - Nhà bán hàng làm sao đối phó? (2)

Tình trạng tắc biên diễn ra gần như mỗi năm 1 lần, chỉ khác nhau về thời gian tắc biên ngắn hay dài và có gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng hay không. Cả ba tuyến đường vận chuyển (hàng không, đường bộ, đường biển) đều có dấu hiệu tắc, chưa có thời gian phục hồi cụ thể.

Vận chuyển bằng đường biển gặp khó khăn do thiếu hụt vỏ container trầm trọng, cước biển cũng đã tăng trong thời gian gần đây và quan trọng hơn là tại các cảng biển ở Trung Quốc vẫn đang kiểm soát dịch rất chặt chẽ. 

3. Điều Nhà bán hàng cần làm để đối phó với tình trạng tắc biên:

  • Đa dạng nguồn hàng: Có hai cách ứng phó quen thuộc của các Nhà bán hàng trong giai đoạn tắc biên mà bạn có thể tham khảo: 
    • Một là, bán sản phẩm từ nhiều nguồn hàng khác nhau cùng một lúc nếu Nhà bán có khả năng và nguồn lực tương đối ổn định.
    • Hai là,  bán tạm thời nguồn hàng khác trong lúc đợi hàng tự nhập về đến nơi, nhằm duy trì doanh thu, lợi nhuận trang trải cho các hoạt động kinh doanh, nhu cầu cuộc sống.

Huy tạm chia nguồn hàng thành 4 loại sau :

  • Hàng Việt Nam.
  • Hàng tự nhập từ nước ngoài.
  • Hàng phân phối, đại lý.
  • Hàng mua về bán lại.

Ở hiện tại, hàng nhập từ nước ngoài, đang bị ảnh. Điều Nhà bán hàng có thể làm lúc này là tìm kiếm thêm nguồn hàng ở 3 kênh khác như mình có liệt kê bên trên. 

4. Chuyển dịch sang kinh doanh các ngành hàng sau (thông tin tham khảo):

a. Ngành hàng thời trang

  • Ưu điểm: hàng hóa có thể sản xuất trong nước, có rất nhiều xưởng rải rác trên Việt Nam, tập trung hai đầu Bắc, Nam. Nhân công sẵn, nhà máy sẵn, xưởng có nhiều. Nhà bán hàng có thể thuê gia công sản phẩm theo mẫu mã yêu cầu. Với nguồn cung dồi dào, Nhà bán có thể chủ động dự trữ một khối lượng hàng hóa hoặc thuê nhiều bên gia công để không bị đứt đoạn.
  • Nhược điểm: mức độ cạnh tranh khá cao, thị trường khốc liệt và nguyên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên nếu biết cách hoạch định dài hạn Nhà bán vẫn có đủ số lượng để kinh doanh từ 3-6 tháng trong lúc đợi thông quan.
Tình trạng tắc biên - Nhà bán hàng làm sao đối phó? (3)

b. Ngành bách hóa online:

  • Ưu điểm: nhu cầu thị trường lớn, thường xuyên, lúc nào cũng có người muốn mua hàng. Mặt hàng này có tần suất tái sử dụng cao, một khách có thể mua đi mua lại nhiều lần một mặt hàng. Với các thương hiệu lớn, uy tín, ta không cần phải quảng cáo, truyền thông quá nhiều mà vẫn có khách mua.
  • Nhược điểm: biên lợi nhuận thấp, sản phẩm cần phải lấy theo số lượng để được hưởng chiết khấu, khuyến mãi, lúc nào cũng phải có sẵn số lượng nhiều hơn so với sức bán, không có tình trạng bán đến đâu, nhập đến đấy.

c. Ngành ngách đồ ăn vặt online:

  • Ưu điểm: nhu cầu thị trường sẵn có, thường xuyên, lúc nào cũng có người muốn mua hàng. Mặt hàng này cũng có tần suất tái sử dụng cao, một khách có thể mua đi mua lại nhiều lần một mặt hàng. Nguồn hàng luôn có sẵn, đa phần được chế biến từ nguyên liệu có sẵn trong nước như (thực vật, động vật) nên không bao giờ sợ bị đứt đoạn hàng hóa. Với lợi thế đặc sản vùng miền phong phú, đa dạng chủng loại rất dễ dàng cung cấp cho người mua .
  • Nhược điểm: mặt hàng quá phổ thông và chưa có thương hiệu nổi bật nên cần chọn lọc kỹ lưỡng về nguồn hàng. Do liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng nên cần chọn đối tác uy tín, tin cậy, làm việc có tâm, đức, sản phẩm chất lượng.
Tình trạng tắc biên - Nhà bán hàng làm sao đối phó? (5)

d. Nông sản online:

  • Ưu điểm: sản lượng hàng hóa nhiều và sẵn có. Nhu cầu thị trường khá cao, phát sinh thường xuyên. Mặt hàng này cũng có tần suất tái sử dụng cao, một khách có thể mua đi mua lại nhiều lần. Luôn được nhà nước đưa ra các chính sách hỗ trợ thúc đẩy bán hàng, nông sản vùng miền cực kỳ đa dạng và phong phú. Hoạt động đẩy mạnh nông sản online được coi như hoạt động đóng góp cho xã hội vì giúp ích rất nhiều cho các bà con nông dân còn đang khó khăn vì cuộc sống.
  • Nhược điểm: người tiêu dùng chưa có thói quen mua nông sản online nên lượng bán vẫn còn hạn chế nhất định. Khâu bảo quản hàng hóa, giữ ở kho lạnh cũng là rào cản. Trong khi đó hạ tầng vận chuyển chưa tối ưu nên việc giao hàng gặp nhiều khó khăn khiến nhiều người còn e ngại khi tham gia vào ngành này.
Tình trạng tắc biên - Nhà bán hàng làm sao đối phó? (4)

e. Ngành sách online:

  • Ưu điểm: sản lượng hàng hóa nhiều và sẵn có. Nhu cầu thị trường khá cao, phát sinh thường xuyên. Số lượng đầu sách theo chuyên ngành rất nhiều, lên đến hàng triệu đầu sách khác nhau. Bán sách là bán tri thức, mang đến giá trị tích cực cho thị trường.
  • Nhược điểm: dễ bị cám dỗ bởi lợi nhuận khi tham gia thị trường sách lậu. Các sàn TMĐT siết chặt chính sách, giấy tờ nên để xuất hiện trên sàn khó khăn hơn rất nhiều so với ngành khác.

f. Thực phẩm chức năng online:

  • Ưu điểm: sản lượng cực nhiều, nguyên vật liệu thảo dược lúc nào cũng sẵn trong nước, nhu cầu thị trường chia nhỏ thành từng ngách chuyên biệt ( làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, ngừa bệnh…). Mặt hàng này có khả năng tái sử dụng và giới thiệu cao, thường được mua theo liệu trình, dùng tốt thì mua cho cả gia đình, bạn bè. Biên lợi nhuận tốt, có thể lên đến 2-300%.
  • Nhược điểm: do liên quan đến vấn đề sức khỏe người tiêu dùng nên cần chọn đối tác uy tín, tin cậy, làm việc có tâm, đức, sản phẩm chất lượng, có tác dụng như giới thiệu.

5. Làm đại lý phân phối hàng hóa chính hãng:

Chúng ta có thể tìm kiếm các nhà máy lớn, các thương hiệu sản xuất có năng suất cao ngay tại Việt Nam hoặc nước ngoài rồi xin làm đại lý phân phối, kinh doanh hàng hóa. Với số lượng nguồn hàng có sẵn và dồi dào, cộng theo uy tín đã tồn tại, không khó để bán những sản phẩm này.

Tình trạng tắc biên - Nhà bán hàng làm sao đối phó? (6)

Tuy nhiên, Nhà bán cần lưu ý về biên lợi nhuận một số ngành sẽ khá thấp, sức cạnh tranh cao, để làm đại lý phải có số vốn nhất định và kỹ năng bán hàng đẩy sản lượng nếu không sẽ khó cạnh tranh với các đại lý khác có số vốn lớn, ôm hàng nhiều, giá cạnh tranh.

Hy vọng những kinh nghiệm của bản thân sẽ hữu ích đối với Nhà bán hàng đang kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Lazada.

Về anh Đỗ Quang Huy

Anh Đỗ Quang Huy hiện là một trong những giảng viên có nhiều đóng góp của Học Viện Lazada với hơn 10 năm kinh nghiệm kinh doanh trên Thương Mại Điện Tử. Con số đáng kinh ngạc này được anh tích lũy qua quá trình chinh phục đa sàn như Vatgia, Enbac, Muare, Cungmua…

Việc vận hành hơn 30.000 đơn hàng/ngày cùng 40 nhân sự giúp anh tăng cường tư duy tốc độ trong kinh doanh của mình cũng như khả năng hoạch định chiến lược xây dựng thương hiệu từ con số 0.

Nhà Bán Hàng có thể tìm đọc những bài viết chuyên sâu của anh Đỗ Quang Huy tại đây, hoặc tìm đọc bài viết hữu ích từ các Nhà Bán Hàng Chuyên Gia khác tại đây.

 

Bài viết trước

Tháng 6: Ra mắt Siêu hội "ÚP Sản Phẩm Mới" - Tặng free tới 2 gói quảng cáo ra-“bão”-traffic Nội & Ngoại sàn

Bài viết sau

Bán hàng trên Lazada: Gen Z thu nhập trăm triệu mỗi tháng

Bài viết liên quan