Tường thuật tọa đàm VNEXPRESS:: Trở lại đường đua, công thức nào để đạt kỷ lục doanh thu

Dựa vào tâm lý, hành vi mua sắm của người dùng để có chiến lược tạo doanh thu kỷ lục là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại tọa đàm do VnExpress tổ chức vào lúc 10h ngày 4/11/2021

Tại tọa đàm “Trở lại đường đua – Công thức nào để đạt kỷ lục doanh thu” diễn ra ngày 4/11 trên VnExpress, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, cuối năm là dịp mua sắm cao điểm, không chỉ với các doanh nghiệp, nhà bán hàng mà còn với cả người dùng.

Thời gian qua, trong khi nhiều ngành bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch, thương mại điện tử lại cho thấy tiềm năng lớn. Trong bối cảnh đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành phát triển, bằng cách kết nối doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cung cấp sản phẩm thiết yếu cho người dân.

Tọa đàm có sự tham gia của ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM).

Ông Nguyễn Ngọc Dũng chia sẻ, hầu hết người tiêu dùng đã xem thương mại điện tử là hình thức mua hàng tiện lợi, dễ dàng. Dịp cuối năm, người dân càng mong chờ lễ hội mua sắm với các ngày đặc biệt như 11/11, 12/12, Black Friday… “Trong thời gian giãn cách, nhiều người muốn mua sắm theo nhu cầu nhưng lại không thể thực hiện do dịch bệnh nên có tâm lý chờ đợi, được mua sắm để giải tỏa khi bước vào bình thường mới… Thương mại điện tử sẽ phát triển ở một tầm vóc mới khi những người nội trợ- người nắm chi tiêu trong gia đình đã thích nghi và quen thuộc với việc mua sắm trực tuyến”, ông Dũng khẳng định.

Đồng tình với Phó chủ tịch VECOM, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam cũng khẳng định mua sắm là cách giải tỏa tâm lý của phần lớn người dân sau giãn cách, chia thành ba trường phái chủ yếu. Một là nhóm người có thu nhập tốt, sẽ tiếp tục chi tiêu mạnh tay cho các nhu cầu mới. Hai là nhóm người bùng nổ về mặt chi tiêu, sau những ngột ngạt và tiết chế mua sắm trong giãn cách, tuy nhiên xu hướng này chỉ ngắn hạn. Ba là nhóm người chỉ mua những thứ cần thiết, giới chuyên môn gọi là “mua sắm trong chánh niệm”, chứ không chạy theo việc đáp ứng những nhu cầu mới của bản thân.

Trước tâm lý chung của người dùng, các nhà bán hàng thương mại điện tử cần chuẩn bị tốt nguồn lực về hàng hóa, con người để phục vụ nhu cầu tăng đột biến trong lễ hội mua sắm sắp tới. Với cương vị là những nhà bán hàng thương mại điện tử thành công, anh Nguyễn Hữu Toàn, Nhà sáng lập thương hiệu giày Buybox và chị Đoàn Trần Thùy Linh, Nhà sáng lập thương hiệu Light Coffee đã có những chia sẻ cụ thể về kinh nghiệm thực chiến dành cho các nhà bán hàng trong thời điểm lễ hội cuối năm tại tọa đàm.

Các chuyên gia và khách mời tại tọa đàm chia sẻ về xu hướng tiêu dùng và kinh nghiệm thực chiến trước thềm lễ hội mua sắm cuối năm.

Theo anh Nguyễn Hữu Toàn, 11/11 luôn là lễ hội mua sắm mang lại số lượng đơn hàng lớn nhất năm. Trong lễ hội mua sắm năm ngoái, tổng số lượng đơn hàng của Buybox tăng gấp 8-10 lần bình thường. Doanh nghiệp của anh phải huy động tất cả nhân sự đóng gói từ sáng đến tận 10h tối, liên tục trong 3-4 ngày sau lễ hội mua sắm để đảm bảo giao hàng đúng hẹn với khách hàng. Trong bối cảnh hiện tại, khi giãn cách xã hội được nới lỏng, tình hình giao nhận ổn định trở lại, anh Toàn kỳ vọng lễ hội mua sắm 11/11 năm nay sẽ tiếp tục bùng nổ doanh số.

“Chiến lược của doanh nghiệp là tập trung cân đối tài chính và dự trữ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu người dùng từ nay cho đến Tết. Những tháng cuối năm là khoảng thời gian nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao. Công tác giao vận về nhập hàng hay giao hàng thời điểm này cũng rất khó khăn do số lượng hàng hoá cần vận chuyển rất nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ”, nhà sáng lập Buybox chia sẻ.

Là nhà bán hàng có 4 kinh nghiệm trên sàn thương mại điện tử, chị Đoàn Trần Thùy Linh khẳng định, 3 tháng cuối năm là mùa lễ hội tập trung mua sắm. Bản thân chị cũng đã chuẩn bị bán thêm những sản phẩm dành cho Tết. Trước mắt, chuẩn bị cho chiến dịch 11/11, chị đã đăng ký xong các chương trình khuyến mãi của sàn thương mại điện tử và truyền thông với khách hàng. “Mục tiêu của tôi là tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm ngoái”, chị nói. Trước đó, trong lễ hội mua sắm 9/9, doanh số của thương hiệu Light Coffee có ngày đạt hơn 100 triệu đồng.

Thương mại điện tử đang trên đà tăng trưởng tất yếu. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường thương mại điện tử Việt Nam khoảng 29-30%, theo ông Nguyễn Huy Hoàng. Nếu duy trì đà tăng trưởng này, dự kiến đến năm 2026, tổng giá trị thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 56 tỷ USD, khiến cho thị phần của thương mại điện tử so với tổng mức hàng hoá bán lẻ sẽ tăng gấp 3 lần và đạt tầm 20-22%.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển Đối tác kinh doanh Lazada Việt Nam chia sẻ về tốc độ phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới.

Theo đó, đây là cơ hội cho những nhà kinh doanh muốn tham gia vào thương mại điện tử hoặc đã tham gia và muốn tăng tốc cùng thương mại điện tử. Với sàn thương mại điện tử Lazada, các chuyên gia cho rằng, nhà bán hàng mới nên tham gia các lễ hội mua sắm, chiến dịch ngày đôi, các dịp lễ, Tết và tận dụng công cụ hỗ trợ từ sàn để tối đa hoá khả năng tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó, nhà bán hàng cần thường xuyên truy cập và tham gia các khóa huấn luyện bán hàng được Lazada tổ chức thường xuyên, liên lục trên lazada360.vn cũng như trên các cộng đồng nhà bán hàng, để học hỏi các kinh nghiệm bán hàng thực chiến và bổ ích từ các nhà bán hàng có kinh nghiệm khác.

Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng thảo luận về hình thức livestream cũng như cách tận dụng phương pháp này để thúc đẩy doanh số bán hàng. Theo đó, việc livestream dễ làm nhưng để thành công thì khó, phụ thuộc nhiều vào sức hút của nội dung và người thực hiện livestream. Theo anh Toàn, hiện nay có 2 hình thức livestream, một là chủ doanh nghiệp tự thực hiện, hai là KOL được doanh nghiệp mời cộng tác để livestream. Mỗi phương thức đều có ưu, nhược điểm riêng. Chị Thuỳ Linh cũng cho biết, livestream đang bão hòa và hầu như ai cũng làm được, nên nội dung cần phải có sức sáng tạo, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và duy trì liên tục.

Một vấn đề khác được các chuyên gia đưa ra tại tọa đàm lần này là giao tiếp giữa người mua – người bán trên thương mại điện tử. Một số nhà bán hàng thường không để tâm đến việc sử dụng công cụ chatbox, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của người mua. Một số nguyên tắc khi giao tiếp với khách hàng bằng hình thức nhắn tin, như cách xưng hô, thái độ, tránh tranh luận gay gắt sẽ giúp nhà bán hàng tạo thiện cảm và nâng cao tần suất quay lại của người mua.

Số lượng doanh nghiệp chuyển dịch từ kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử ngày càng nhiều, cho thấy tiềm năng cũng như mức độ cạnh tranh trên môi trường này ngày càng cao. Các sàn thương mại điện tử cũng liên tục cập nhật các tính năng để hỗ trợ người dùng. Không chỉ tiết kiệm chi phí vận hành, chi phí bán hàng, nhân sự, khởi nghiệp thương mại điện tử còn phù hợp với xu thế phát triển hiện đại.

Theo VnExpress

Mời độc giả tham khảo thêm các nội dung Talkshow khác tại đây. [/vc_column_text]

[/vc_column][/vc_row]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết trước

Bản tin chính sách tháng 10/2021: Cập nhật điểm nội dung, chính sách trả hàng trực tiếp & các sản phẩm bị cấm/ giới hạn

Bài viết sau

Bí kíp cho NBH vô hiệu hóa cạnh tranh chiến thắng trong TMĐT

Bài viết liên quan